Bài đăng

Phương pháp triệt sản nam và triệt sản nữ

Hình ảnh
Chọn một phương pháp ngừa thai, chúng ta phải quyết định phương pháp nào là tốt nhất. Với mỗi phương pháp, chúng ta cần phải hiểu, tính hiệu quả của nó, cách sử dụng đúng nhất, nó phù hợp với lối sống hay không, khi dùng phương pháp đó thì chúng ta có thấy thoải mái hay không. Chúng ta phải có hai tiêu chuẩn quan trọng: hiệu quả ngừa thai cao và an toàn. An toàn ở đây là an toàn cho người sử dụng và an toàn ngay cả khi phương pháp đó thất bại phải xử trí bằng: phá thai, sinh đẻ trong tình huống đó, an toàn khi mang thai. Phần lớn người ngừa thai là phụ nữ. Với phương pháp triệt sản, phụ nữ cũng chiếm đa số vì trong lúc quan hệ tình dục, đàn ông muốn được tự nhiên với cái bản lĩnh của mình. Nhưng hiện nay đàn ông đã tham gia chia sẻ trách nhiệm ngừa thai với phụ nữ. Triệt sản là phương pháp phổ biến ở nhiều nước. Người chọn phương pháp này đa số trên 30 tuổi. Triệt sản là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn, tuy nhiên chúng ta có thể khôi phục được bằng cách nối lại ống dẫn tinh hoặc nối lạ

Viêm âm đạo

Hình ảnh
Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mô âm đạo, phần dịch thẩm thấu từ các lớp phía dưới biểu mô lát niêm mạc âm đạo. Thành phần của dịch tiết âm đạo phụ thuộc nhiều vào tình trạng nội tiết sinh dục. Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô khuẩn, trái lại, trung bình có khoảng 6 loại vi khuẩn khác nhau, với đa số là vi khuẩn kỵ khí, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này sử dụng glycogen của lớp tế bào bề mặt âm đạo tạo thành acid lactic và tạo nên môi trường acid cho âm đạo. Đồng thời, chủng vi khuẩn này còn tạo ra H2O2, là một tác nhân diệt khuẩn và làm tăng độ acid của âm đạo. Các chủng vi khuẩn trong âm đạo sống chung một cách hòa bình và không gây tác hại cho âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, viêm nhiễm âm đạo sẽ dễ xảy ra. Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan h

15 lời khuyên giúp dự phòng ung thư vú

Hình ảnh
Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư vú Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân và điều trị. Tuy nhiên, cần phải phát hiện sớm ung thư vú qua sự tầm soát ở những phụ nữ bình thường. Ở Pháp cứ 10 phụ nữ có 1 phụ nữ mắc ung thư vú nhưng may mắn thay có những phương cách giúp dự phòng bệnh như chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập... Sau đây là 15 lời khuyên giúp dự phòng ung thư vú: 1. Ăn nhiều rau xanh Các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển tiến hành khảo sát 5842 phụ nữ cho thấy việc tiêu thụ nhiều rau xanh (bắp cải xanh, bông cải xanh, bắp cải Brussels…) giảm 20-40% tỷ lệ mắc ung thư vú vì trong rau cải giàu glucosinolate. Nghiên cứu ở Mỹ năm 2009 cho thấy sulforaphane (họ của glucosinolate) có thể ức chế sự gia tăng tế bào và ngăn ngừa hình thành khối u ngay cả u vú. Một nghiên cứu khác trên súc vật thí nghiệm cho thấy Indole-3-carbinol (d

Vượt qua các chứng bệnh thường gặp khi bầu bí

Hình ảnh
Khi mang thai là lúc cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, vì vậy, một số bệnh cũng dễ “hỏi thăm” và gây nhiều phiền toái. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà bầu vượt qua các chứng bệnh thường gặp để luôn khỏe mạnh trong thai kỳ. Buồn nôn Chứng buồn nôn khi thai nghén (khoảng 3 tháng đầu) thì gần như chị em nào cũng trải qua ở các mức độ khác nhau. Chứng buồn nôn sẽ là bình thường nếu như nó ở mức độ chấp nhận được: thai phụ chỉ buồn nôn ở thời điểm nào đó như lúc sáng sớm, khi đói hoặc no quá và không nôn hết thức ăn vừa dung nạp. Qua 3 tháng thai nghén, chứng nôn sẽ hết dần. Nhưng chứng buồn nôn và nôn cần được can thiệp bằng các giải pháp khi: thai phụ buồn nôn liên tục trong suốt quá trình mang thai. Buồn nôn bất cứ lúc nào và giữ lại được rất ít thức ăn vừa ăn. Nặng hơn nữa, nhiều chị em không thể làm được việc gì vì chứng buồn nôn hành hạ. Buồn nôn và nôn (chứng nôn nghén) nghiêm trọng có liên quan đến giảm cân, mất nước cùng rối loạn điện giải và có thể phải nhập viện. Có khoảng 50% bà bầ

Giải pháp chữa ngứa khi mang thai

Hình ảnh
Nguyễn Liên (Yên Bái) Ngứa khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân như: những biến đổi về sinh lý, có sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần, nổi sẩn kèm theo tăng sắc tố. Tình trạng này thường được gọi là sẩn ngứa khi mang thai, các vị trí hay gặp nhất là vùng bụng, hai bầu vú do mô tuyến vú tăng sinh, cánh tay, mông, đùi thường do tích tụ mỡ, cẳng, bàn chân do sự đè ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới... Ngoài ra, đổ mồ hôi nhiều cũng làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới vú, háng, cổ, gáy, ngực, lưng... Đặc thù ngứa trong thai kỳ càng gãi thì càng ngứa, càng gãi thì kích thích gây tăng sừng, tăng sắc tố khiến vùng đó dày lên trở thành mạn tính rất khó điều trị, vì vậy, cho dù ngứa do nguyên nhân gì cũng không bao giờ được gãi. Bạn có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp như: mặc quần áo bằng vải thoáng mát, đủ rộng, tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức, tắm với nước mát, khô

Polyp cổ tử cung và nguy cơ ác tính

Hình ảnh
Đây là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50. Đa số polyp cổ tử cung không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi khám phụ khoa định kỳ. Vậy, dấu hiệu nhận biết polyp cổ tử cung là gì, có nguy hiểm không? Polyp cổ tử cung là khối u lành tính phát triển từ mô đệm cổ tử cung và được che phủ bởi biểu mô, xuất phát từ ống cổ tử cung, có chân hoặc không có chân, kích thước có thể thay đổi từ vài mm đến vài cm, thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Người bệnh có polyp cổ tử cung thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể ra khí hư nhiều, rong huyết, ra máu sau giao hợp. Polyp tử cung thường lành tính, nhưng khoảng 1% các ca có chuyển dạng ác tính. Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50 thường mắc, kích thước polyp cổ tử cung có thể nhỏ (bằng hạt gạo), cũng có khi rất lớn (đường kính có thể hơn 10cm). Polyp cổ tử cung thường có màu hồng, có đầu, mềm, khi chạm vào rất dễ chảy máu. Hình ảnh polyp cổ tử cung. Polyp cổ tử cung do đâu? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng,

Bà bầu và những bệnh dễ mắc phải

Hình ảnh
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều. Hơn nữa, các yếu tố ô nhiễm môi trường và những thay đổi nhiệt độ bất thường lúc giao mùa khiến phụ nữ mang thai là đối tượng để virut và vi khuẩn tấn công. Dưới đây là một số bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong mùa đông. Hen phế quản Là bệnh thường xảy ra khi có thai. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp (THA), nhiễm độc thai nghén và sinh non. Với thai nhi, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh. Viêm mũi dị ứng Với người có cơ địa dị ứng,